Trong năm qua, công tác phòng chống lao trên địa bàn xã Đức Vân được đẩy mạnh, nhiều bệnh nhân lao được phát hiện sớm và điều trị khỏi hoàn toàn. Đây là kết quả sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành trong công tác khám phát hiện, điều trị dần đẩy lùi nguồn lây mới trong cộng đồng.
Tại thôn Nặm Làng thuộc xã Đức Vân, có 1 bệnh nhân điều trị lao kháng thuốc, do bệnh nhân không tuân thủ điều trị và thường xuyên uống rượu từ mấy năm trước. Nay Trạm y tế xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bệnh nhân hiểu được về bệnh lao và sự nghuy hiểm của bệnh lao nếu để lây lan ra cộng đồng. Hiện nay, bệnh nhân đã tuân thủ điều trị, và âm tính với vi khuẩn lao.
Buổi truyền thông phòng chống bệnh Lao tại thôn Nặm Làng
Đối với công tác phòng chống lao việc xác định rõ nguồn lây tiềm ẩn trong cộng đồng là việc làm rất quan trọng trong việc quản lý và điều trị bệnh nhân, vì thế cán bộ phòng chống lao tại trạm y tế đã chủ động vận động thuyết phục những người dân nghi lao trong cộng đồng đi xét nghiệm bệnh để được điều trị kịp thời.
Chuyên trách chống lao của trạm y tế nhận thuốc của chương trình và cấp phát cho người bệnh hàng tháng tại trạm,đồng thời hướng dẫn, đôn đốc bệnh nhân
uống thuốc đúng giờ, đúng lịch, không được bỏ thuốc, cung cấp những thông tin cần thiết trong quá trình điều trị cần ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý và vệ sinh đúng
cách tránh lây lan cho người xung quanh.
Đối với công tác phòng, chống lao, việc xác định rõ nguồn lây tiềm ẩn trong cộng đồng rất quan trọng trong quản lý và điều trị bệnh nhân, cán bộ phòng, chống lao tại các trạm y tế xã chủ động vận động, thuyết phục những người nghi lao trong cộng đồng đi xét nghiệm.
Để hoạt động chống bệnh lao ở cơ sở phát huy hiệu quả tích cực, điều quan trọng nhất là cần thay đổi nhận thức, nâng cao hiểu biết của người dân về bệnh lao để bản thân họ chủ động hơn trong việc phát hiện, phòng, chống cho chính mình và mọi người trong cộng đồng; đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể nâng cao hơn nữa chất lượng các hoạt động phòng, chống bệnh lao, góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Với sự phát triển của nền y học hiện đại, bệnh lao hiện không còn là một trong “tứ chứng nan y” nhưng bệnh vẫn đang là vấn đề sức khỏe của toàn cầu. Với sự quan tâm, vào cuộc của các cấp ngành, sự nỗ lực của hệ thống y tế, sự gia tăng của bệnh lao đã được khống chế. Tuy nhiên, bệnh lao vẫn thực sự đang là “vấn đề nóng” do nhiều nguyên nhân khi công tác phát hiện, điều trị đang gặp nhiều khó khăn.
Tiến tới mục tiêu thanh toán hoàn toàn bệnh lao vẫn đang cần nhiều nỗ lực của cộng đồng. Bệnh lao có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, vì vậy không nên coi công tác phòng, chống bệnh lao là nhiệm vụ của riêng ngành y tế, mà các cấp, các ngành, các địa phương cần có sự quan tâm thích đáng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm cung cấp những kiến thức cần thiết về phòng, chống lao cho người dân, không xa lánh, kỳ thị với người mắc bệnh lao.
Bài và ảnh: Vũ Thị Thâm
(Trạm Y tế xã Đức Vân - TTYT Ngân Sơn)
Ngày 28 tháng 11 năm 2019 tại Trạm Y tế xã Lãng Ngâm đã diễn ra buổi tư vấn nói chuyện chuyên đề HIV cho gần 50 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.
Với mục tiêu giảm kì thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tại buổi truyền thông cán bộ TYT phối hợp với tư vấn viên khoa TN - KSBT&HIV/AIDS - Trung tâm Y tế Ngân Sơn đã thảo luận, nói chuyện trực tiếp những vấn đề liên quan đến đường lây truyền bệnh, cách phòng chống, cách chăm sóc người nhiễm HIV. Đặc biệt, buổi nói chuyện chuyên đề này tập trung vào nhóm đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Hiện nay nhiều phụ nữ mang thai nhiễm HIV mà không biết mình bị nhiễm HIV vì chưa có biểu hiện bên ngoài, nội dung tư vấn chính là các biện pháp phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện cho phụ nữ mang thai. Kèm theo các tài liệu, tranh ảnh dễ hiểu, khiến buổi tư vấn thêm phần hào hứng, sôi nổi.
Qua buổi truyền thông chị em phụ nữ được nghe những thông tin mới nhất về tình hình HIV/AIDS và những kiến thức cơ bản về quá trình lây truyền HIV từ mẹ sang con; giới thiệu địa chỉ tư vấn, hỗ trợ và điều trị dự phòng lây truyền HIV nói chung và dự phòng lây truyền từ mẹ sang con nói riêng và các hoạt động truyền thông được triển khai trên địa bàn toàn huyện.
Tin bài và ảnh: Đàm Thị Lợi
(TYT xã Lãng Ngâm -Ngân Sơn).
Trong tháng 10 năm 2019 được sự quan tâm , Chỉ đạo của cấp ủy, Ban giám đốc.Tổ Công tác xã hội TTYT Ngân Sơn đã phối hợp với Chi đoàn thanh niên tổ chức xây dựng mô hình tủ đồ từ thiện tại đơn vị.
Trong quá trình triển khai tủ đồ đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, ủng hộ của các có nhân, tập thể trên địa bàn huyện. Nhằm cung cấp cho người bệnh có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại TTYT những vật dụng thiết yếu như: quần áo, giầy dép, giấy vệ sinh, xà phòng cùng các đồ dùng cá nhân khác…
Hoạt động thiết thực và có ý nghĩa với khẩu hiệu” ai có đến ủng hộ, ai thiếu hãy đến lấy”. Nhằm nâng cao tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của tập thể cán bộ viên chức, người lao động tại TTYT Ngân Sơn.
Bài và ảnh: Quang Ưu
(Khoa XN-CĐHA TTYT Ngân sơn)
Trong tháng 10 vừa qua, Trung tâm Y tế Ngân Sơn đã nhận được một số trang thiết bị y tế từ Dự án An ninh y tế khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng(Dự án ADB.84). Trong đó, tại khoa Xét nghiệm - CĐHA được trang bị 01 máy xét nghiệm sinh hóa máu tự động nhãn hiệu AU480. Là hệ thống máy hoàn toàn tự động, chạy được 480 mẫu/1h, so với máy cũ (bán tự động) là 20 mẫu/1h. Sẽ cho kết quả nhanh hơn, giảm được thời gian chờ kết quả của bệnh nhân. Góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục phát huy có hiệu quả các trang thiết bị đã được hỗ trợ. Nhân viên, kỹ thuật viên của khoa tiếp tục tìm hiểu, học tập để vận hành và sử dụng máy đúng quy trình, an toàn đem lại hiệu quả cao trong công việc, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn toàn huyện.
Bài và ảnh: Quang Ưu
(Khoa XN-CĐHA TTYT Ngân sơn)