Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngày 30/1/2020, Bộ Y tế Ban hành Công văn số 369/BYT-TT-KT về tăng cường tuyên truyền vận động phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp do virút corona và Công văn số 370/BYT-TT-KT về tăng cường tuyên truyền vận động phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp do virút corona gây ra.
Bệnh viêm đường hô hấp cấp do virút corona có biểu hiện tương tự như bệnh cúm thông thường, như: Sốt, ho, khó thở. Bệnh lây truyền qua tiếp xúc với nước bọt của bệnh nhân khi ho và hắt hơi. Bệnh nhân bị viêm đường hô hấp cấp sẽ dẫn đến viêm phổi và suy đường thở, nếu không điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong cao.
Bệnh hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy việc điều trị vẫn dựa trên phòng bệnh và phát hiện điều trị triệu chứng.
Để phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do virút corona, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc dung dịch sát khuẩn ít nhất 20 giây; súc miệng, họng bằng nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.
- Che miệng, mũi khi ho khạc hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi, đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
- Tăng cường lưu thông thông khí nơi làm việc và nhà ở.
- Thường xuyên lau chùi sàn nhà, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa và vệ sinh bề mặt các đồ vật bằng các chất tẩy rửa thông thường, như: Xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.
- Tập thể dục, ăn chín, uống sôi và đủ chất để tăng cường sức khỏe.
- Tránh tiếp xúc với người bị bệnh và người có biểu hiện cúm, khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
- Người có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh không nên đi du lịch và đến nơi đông người
- Cần đến ngay cơ sở y tế để khám và xét nghiệm khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở./.
Trần Lan
(TTYT Ngân Sơn)
Ngày 13/1/2020. Trung tâm Y tế Ngân Sơn tổ chức tổng kết công tác y tế năm 2019, triển khai nhiệm vụ và giải pháp công tác năm 2020.
Tham dự hội nghị có đồng chí Tạc văn Nam (Phó giám đốc - Sở Y tế) Tỉnh Bắc Kạn, đồng chí Chu Thị Huyền Phó Bí thư huyện ủy Chủ tịch ủy Ban nhân dân huyện Ngân Sơn và các đồng chí lãnh đạo các phòng, ban ngành đoàn thể trực thuộc Sở Y tế, cùng 11 trạm y tế xã, thị trấn.
Năm 2019, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao trực tiếp của Sở Y tế Bắc Kạn, và lãnh đạo địa phương, Trung tâm Y tế huyện đã đổi mới, nâng cao chất lượng công tác y tế, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong năm một số dịch bệnh như cúm, thủy đậu, tay chân miệng, quai bị vẫn xảy ra, song nhờ việc triển khai đồng bộ, chủ động phòng chống và dập dịch kịp thời, công tác phòng chống dịch được kiểm soát, không để dịch bệnh lây lan diện rộng và không có bệnh nhân tử vong do dịch.
Các chương trình mục tiêu y tế đều đạt chỉ tiêu kế hoạch như chương trình tiêm chủng mở rộng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 100%, số trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 13,87% chương trình nước sạch vệ sinh môi trường được triển khai thực hiện theo kế hoạch giao. Số người sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 92%, hỗ trợ xây dựng 172 nhà tiêu hợp vệ sinh cho đối tượng nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách. Chương trình phòng chống lao, bướu cổ, tâm thần được triển khai thực hiện hiệu quả. Chương trình Methadone được duy trì góp phần quan trọng trong công tác phòng chống HIV/AIDS và đảm bảo an sinh xã hội, bệnh nhân duy trì uống thuốc tại cơ sở có 20 đối tượng.
Đ/c đồng chí Tạc văn Nam (Phó giám đốc- Sở Y tế) trao quà cho ĐVCĐ có hoàn cảnh khó khăn
Hội nghị đã thảo luận đề ra phương hướng nhiệm vụ trong năm 2020, trong đó đồng chí Tạc văn Nam (Phó giám đốc- Sở Y tế) nhấn mạnh và đề nghị toàn thể cán bộ viên chức y tế trung tâm, trong năm 2020, cần chú trọng công tác tổ chức đào tạo cán bộ, tập trung tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, giám sát thực hiện hiệu quả cùng các chương trình y tế khác. Nâng cao thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Đề cao tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt 12 điều y đức, tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện tốt công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong thời gian tới.
Qua đó đồng chí Chu Thị Huyền Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cũng đã biểu dương những kết quả đã đạt được của trung tâm Y tế huyện trong một năm qua, và cũng nhấn mạnh trong năm tiếp theo chú trọng về công tác Đảng chính quyền, công tác tổ chức cán bộ và đào tạo con người, công tác xây dựng lại trạm Y tế….
Bài và ảnh: Trần Lan
(TTYT Ngân Sơn)
Triển khai Kế hoạch số 2878/KH-SYT ngày 9 tháng 12 năm 2019 của Sở Y tế, ngày 16/12/2019 Đoàn kiểm tra Sở Y tế do Bác sỹ CKI Vi Duy Tuyến, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn đã tiến hành phúc tra thẩm định kết quả tự chấm điểm tại Trung tâm Y tế Ngân Sơn.
Đoàn đã tiến hành phúc tra các nội dung theo Kế hoạch như: công tác triển khai thực hiện, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp, giảm thiểu chất thải nhựa, công khai tài chính, khảo sát sự hài lòng của người bệnh và nhân viên y tế, chấm điểm bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện.
BS CKI Vi Duy Tuyến phát biểu chỉ đạo cuộc họp
Trong năm 2019 Trung tâm Y tế Ngân Sơn đã chủ động, tích cực triển khai nhiều giải pháp, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ chỉ tiêu được giao. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng bệnh viện.
Sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm, Đoàn kiểm tra đã kết luận kết quả phúc tra như sau: Phần A Kết quả chấm điểm công tác triển khai, thực hiện đạt 13,9/20 điểm; Phần B kết quả khảo sát hài lòng người bệnh đạt 70,85/80 điểm; Phần C Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện đạt 120/200 điểm, điểm trung bình của 82 tiêu chí là 3.00 điểm đạt loại khá (cao hơn năm 2018 là 0,11 điểm), Tổng điểm là 204,75/300 điểm.
Thay mặt Đoàn kiểm tra đồng chí Vi Duy Tuyến đánh giá cao những kết quả đơn vị đã đạt được, trong điều kiện cơ sở vật chất xuống cấp, hạn chế nhưng đơn vị đã tích cực, chủ động đưa ra các giải pháp để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, trong thời gian tới yêu cầu đơn vị tiếp tục khắc phục những hạn chế và tồn tại mà Đoàn kiểm tra đã chỉ ra nhằm cải tiến chất lượng bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Bác sỹ CKI Nguyễn Văn Dưỡng – (Giám đốc Tung tâm Y tế huyện) đã thay mặt đơn vị tiếp thu ý kiến nhận xét đánh giá của Đoàn kiểm tra, trong thời gian tới đơn vị sẽ tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện.
Bài và ảnh: Hà Thị Điểm
(Phòng KHNV – TTYT Ngân Sơn)
Rác thải nhựa đang trở thành vấn nạn, ngày càng ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường, đe dọa sự phát triển bền vững của mỗi địa phương, quốc gia, của xã hội và cuộc sống trên trái đất. Phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm thì các chất thải từ nhựa và ni lông mới bị phân hủy. Chúng cản trở sự sinh trưởng và phát triển của các loài động thực vật, làm tắc nghẽn hệ thống hạ tầng phục vụ dân sinh, thu hẹp không gian sống của sinh vật và gây độc hại cho môi trường sống. Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, uớc tính mỗi năm lượng rác thải nhựa do con người thải ra phủ kín 4 lần diện tích bề mặt trái đất. Mỗi năm có đến 8 triệu tấn rác thải nhựa trôi ra các đại dương. Đến năm 2030 có khoảng 300 triệu tấn rác thải trong đại dương, và có trên 240 loài sinh vật biển bị vướng phải rác thải nhựa hoặc ăn phải rác thải nhựa. Hiện có 05 quốc gia có rác thải nhựa lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Indonesia, Philippin, Việt Nam và Thái Lan, chiếm 55-60% tổng lượng rác thải nhựa ra đại dương. Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa gây ra ngày một tăng. Nguồn chất thải nhựa phát sinh chủ yếu từ sinh hoạt của các cá nhân, gia đình, doanh nghiệp… Theo báo cáo của Hiệp hội nhựa, chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người tại Việt Nam tăng nhanh từ 3,8kg/năm/người năm 1990, tăng lên 41kg/năm/người vào năm 2015. Bộ Tài nguyên và Môi trường ước tính, trung bình mỗi người sử dụng, thải bỏ 1 túi nilon/ngày, mỗi năm có khoảng hơn 31,4 tỉ túi nilon bị thải ra nhưng chỉ có khoảng 17% trong số này được tái sử dụng. Nếu trung bình khoảng 10% lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn thì lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm, đây là gánh nặng cho môi trường, thậm chí dẫn tới thảm họa "ô nhiễm trắng". Chúng ta đang nỗ lực để loại bỏ ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra với 3 định hướng chính sách nổi bật là: - Tuyên truyền về tác hại của chất thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường và con người đến người bệnh và gia đình người bệnh. Vận động người dân thay đổi hành vi, thói quen dùng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy, thay thế bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường như túi giấy, túi vải dùng nhiều lần, túi ni lông tự hủy, túi ni lông thân thiện với môi trường. - Hạn chế sử dụng nước uống đóng chai nhựa (thể tích 330ml-500ml) trong khi tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, chuyển sang sử dụng các bình nước lớn (thể tích hơn 20 lít), hoặc tự đun nấu, sử dụng các vật chứa sử dụng được nhiều lần, thân thiện với môi trường.
Tin bài: Hà Thị Điểm (Phòng KHNV – TTYT Ngân Sơn) |