Sáng ngày 28/5/2020 tại hội trường Trung tâm huyện Ngân Sơn đã diễn ra "Ngày hội hiến máu tình nguyện ".
Thực hiện chiến dịch "“Những giọt máu hồng" với thông điệp " Sẻ giọt máu đào,trao niềm hy vọng " Trung tâm Y tế huyện Ngân Sơn đã vận động toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên thanh niên đang công tác, làm việc tại Trung tâm Y tế huyện Ngân Sơn, và các trạm Y tế xã thị trấn trên địa bàn huyện Ngân Sơn tham gia, Ngày hội hiến máu nhân đạo các đoàn viên, thanh niên đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái thực hiện nghĩa cử cao đẹp chia sẻ những giọt máu yêu thương của mình đến xã hội.
Bài và ảnh: Chu Thị Hoàng Thảo
(Khoa Dược -TTYT-Ngân Sơn)
Ngày 15/ 5/ 2020 văn phòng Childfun Bắc Kạn phối hợp với Ban quan lý chương trình Childfund huyện Ngân Sơn tổ chức cấp phát đợt 2 gói hỗ trợ dụng cụ, vật tư y tế để phòng, chống dịch Covid- 19.
Đoàn tham gia hỗ trợ gồm có: Văn phòng Childfund Bắc Kan do Ông Đàm Văn Tố trưởng nhóm cùng các thành viên Lục Huy Chung, Vũ Thị Huyền cùng các Đ/c đại diện chương trình BQL chương trình huyện, đại diện Phòng Giáo dục Đào tạo, Trung tâm Y tế huyện.
Đoàn tiến hành cấp phát tại trạm y tế xã Sắp xếp các bàn cấp phát và hướng dẫn các đối tượng đến nhận giãn cách đúng khoảng cách đảm bảo quy trình phòng, chống dịch. Đoàn đã cấp phát nhiệt kế điện tử cho Trạm y tế xã, thẻ điện thoại cho giáo viên chủ nhiệm các trường trên địa bàn xã, cấp phát xà phòng, nước rủa tay, bộ đồ dùng học tập cho học sinh trường Mầm non và tiểu học.
Bên cạnh đó nhằm tăng cường công tác phòng chống, chống dịch bệnh cho người cao tuổi đoàn hỗ trợ cũng đã cấp phát 05 bánh xà phòng và 02 khẩu trang kháng khuẩn cho 65 người cao tuổi mắc các bệnh mạn tính như bệnh phổi, bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư.
Bài và ảnh: Cương Thị Hiếu
(Trạm Y tế xã Cốc Đán)
Bệnh tan máu bẩm sinh (TMBS) là do tan máu di truyền. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động...
Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người, tương đương 13% dân số, mang gen bệnh TMBS. Trong đó, tỷ lệ người dân đồng bào dân tộc miền núi chiếm tỷ lệ khá cao, từ 20-40%.
Mỗi năm có khoảng hơn 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh TMBS, trong đó có khoảng hơn 2.000 trẻ bị bệnh nặng.
Tỷ lệ người dân mang gen TMBS ở vùng miền núi, đặc biệt là ở các đồng bào dân tộc thiểu số cao, một trong những nguyên nhân chính là do kết hôn cận huyết.
Thực hiện công văn số 112/CV-NV ngày 07/4/2020 của Chi cục Dân số-KHHGĐ về việc tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới (08/5/2020),Trung tâm Y tế Ngân Sơn đãxây dựng và ban hành Kế hoạch số 80/KH-TTYT ngày 09 tháng 4 năm 2020 tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới (08/5/2020).
Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị đã chủ động triển khai các hình thức truyền thông phù hợp đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất như: Đưa tin các thông tin trên sóng phát thanh của địa phương và trên đài truyền thanh của xã, thị trấn; Lồng ghép với các hoạt động truyền thông của các chương trình y tế; Tổ chức truyền thông lồng ghép với các buổi giao ban Y tế - Dân số thôn bản, các hoạt động truyền thông được triển khai thực hiện từ ngày 14 tháng 4 năm 2020 đến ngày 08 tháng 5 năm 2020 với các nội dung :Thông tin chung về bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh); Tầm quan trọng của hoạt động tư vấn, tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng dân số; Hôn nhân cận huyết thống và hậu quả của hôn nhân cận huyết thống và khẩu hiệu truyền thông
Kết quả 292 người được nghe truyền thông trực tiếp trong các buổi giao ban và truyền thông lồng ghép gồm viên chức các Trạm Y tế xã, thị trấn, nhân viên Y tế - Dân số thôn bản và người làm công tác dân số xã , đưa tin các thông tin trên sóng phát thanh của địa phương và trên đài truyền thanh tại 10/10 xã, thị trấn: 12 lần.
Qua các buổi truyền thông đã chuyển tải được các thông điệp về bệnh tan máu bẩm sinh và các yếu tố ảnh hưởng, cách phòng tránh … đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, các nhà quản lý các cấp; Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội/nghề nghiệp, những người có uy tín trong cộng đồng, dòng họ, gia đình, trưởng thôn, bản; Phụ nữ, nam giới và các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, bà mẹ mang thai, bà mẹ mới sinh, vị thành niên và thanh niên, người cao tuổi, người cung cấp dịch vụ y tế, đội ngũ cán bộ y tế và nhân viên Y tế - Dân số thôn bản và người làm công tác dân số xã, thị trấn.
Để đẩy lùi và giảm dần người mắc Bệnh tan máu bẩm sinh (TMBS) nhằm từng bước nâng cao chất lượng dân số, mọi người nhất là cán bộ y tế hãy cùng nhau tuyên truyền thông điệp:
1. CHUNG TAY HÀNH ĐỘNG VÌ BỆNH TAN MÁU BẨM SINH;
2. CHUNG TAY ĐẨY LÙI BỆNH TAN MÁU BẨM SINH VÌ SỨC KHỎE DÒNG MÁU VIỆT;
3. HÃY THỰC HIỆN TƯ VẤN, TẦM SOÁT, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ BỆNH, TẬT TRƯỚC SINH VÀ SƠ SINH GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ;
4. CHA MẸ HÃY THỰC HIỆN TẦM SOÁT, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SỚM BỆNH, TẬT TRƯỚC SINH VÌ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH, VÌ TƯƠNG LAI GIỐNG NÒI;
5. TẦM SOÁT TRƯỚC SINH VÀ SƠ SINH VÌ NHỮNG ĐỨA CON KHỎE MẠNH;
6. KHÔNG TẢO HÔN, KẾT HÔN CẬN HUYẾT THỐNG ĐỂ BẢO VỆ GIỐNG NÒI.
Bài và ảnh: Cao Thị Huệ
(Phòng Dân số-TTYT Ngân Sơn)
Tại các chốt kiểm dịch huyện Ngân Sơn thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng dịch theo quy định, triển khai các biện pháp phòng chống dịch như, Đo thân nhiệt, thực hiện việc khai báo y tế người dân từ nơi khác đến và tất cả người dân tham gia giao thông qua địa phận Bắc Kạn.
Tin và ảnh: Hứa Nguyên
(Trạm Y tế xã Bằng vân)