Bệnh tan máu bẩm sinh (TMBS) là do tan máu di truyền. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động...
Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người, tương đương 13% dân số, mang gen bệnh TMBS. Trong đó, tỷ lệ người dân đồng bào dân tộc miền núi chiếm tỷ lệ khá cao, từ 20-40%.
Mỗi năm có khoảng hơn 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh TMBS, trong đó có khoảng hơn 2.000 trẻ bị bệnh nặng.
Tỷ lệ người dân mang gen TMBS ở vùng miền núi, đặc biệt là ở các đồng bào dân tộc thiểu số cao, một trong những nguyên nhân chính là do kết hôn cận huyết.
Thực hiện công văn số 112/CV-NV ngày 07/4/2020 của Chi cục Dân số-KHHGĐ về việc tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới (08/5/2020),Trung tâm Y tế Ngân Sơn đãxây dựng và ban hành Kế hoạch số 80/KH-TTYT ngày 09 tháng 4 năm 2020 tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới (08/5/2020).
Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị đã chủ động triển khai các hình thức truyền thông phù hợp đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất như: Đưa tin các thông tin trên sóng phát thanh của địa phương và trên đài truyền thanh của xã, thị trấn; Lồng ghép với các hoạt động truyền thông của các chương trình y tế; Tổ chức truyền thông lồng ghép với các buổi giao ban Y tế - Dân số thôn bản, các hoạt động truyền thông được triển khai thực hiện từ ngày 14 tháng 4 năm 2020 đến ngày 08 tháng 5 năm 2020 với các nội dung :Thông tin chung về bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh); Tầm quan trọng của hoạt động tư vấn, tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng dân số; Hôn nhân cận huyết thống và hậu quả của hôn nhân cận huyết thống và khẩu hiệu truyền thông
Kết quả 292 người được nghe truyền thông trực tiếp trong các buổi giao ban và truyền thông lồng ghép gồm viên chức các Trạm Y tế xã, thị trấn, nhân viên Y tế - Dân số thôn bản và người làm công tác dân số xã , đưa tin các thông tin trên sóng phát thanh của địa phương và trên đài truyền thanh tại 10/10 xã, thị trấn: 12 lần.
Qua các buổi truyền thông đã chuyển tải được các thông điệp về bệnh tan máu bẩm sinh và các yếu tố ảnh hưởng, cách phòng tránh … đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, các nhà quản lý các cấp; Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội/nghề nghiệp, những người có uy tín trong cộng đồng, dòng họ, gia đình, trưởng thôn, bản; Phụ nữ, nam giới và các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, bà mẹ mang thai, bà mẹ mới sinh, vị thành niên và thanh niên, người cao tuổi, người cung cấp dịch vụ y tế, đội ngũ cán bộ y tế và nhân viên Y tế - Dân số thôn bản và người làm công tác dân số xã, thị trấn.
Để đẩy lùi và giảm dần người mắc Bệnh tan máu bẩm sinh (TMBS) nhằm từng bước nâng cao chất lượng dân số, mọi người nhất là cán bộ y tế hãy cùng nhau tuyên truyền thông điệp:
1. CHUNG TAY HÀNH ĐỘNG VÌ BỆNH TAN MÁU BẨM SINH;
2. CHUNG TAY ĐẨY LÙI BỆNH TAN MÁU BẨM SINH VÌ SỨC KHỎE DÒNG MÁU VIỆT;
3. HÃY THỰC HIỆN TƯ VẤN, TẦM SOÁT, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ BỆNH, TẬT TRƯỚC SINH VÀ SƠ SINH GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ;
4. CHA MẸ HÃY THỰC HIỆN TẦM SOÁT, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SỚM BỆNH, TẬT TRƯỚC SINH VÌ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH, VÌ TƯƠNG LAI GIỐNG NÒI;
5. TẦM SOÁT TRƯỚC SINH VÀ SƠ SINH VÌ NHỮNG ĐỨA CON KHỎE MẠNH;
6. KHÔNG TẢO HÔN, KẾT HÔN CẬN HUYẾT THỐNG ĐỂ BẢO VỆ GIỐNG NÒI.
Bài và ảnh: Cao Thị Huệ
(Phòng Dân số-TTYT Ngân Sơn)