Nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh hướng tới sự hài lòng người bệnh, xây dựng môi trường làm việc khoa học, an toàn cho nhân viên,đồng thời giảm thiểu các rủi ro, sai sót và giúp tiết kiệm thời gian trong công tác khám chữa bệnh.
Phương pháp 5 s, một mô hình toàn diện, đa năng, vận hành vô cùng hiệu quả nhưng lại khá đơn giản, dễ thực hiện ở bất kỳ khu vực, quốc gia hay địa phương, tổ chức nào. Nó chính là hệ thống cơ bản bắt nguồn từ quan điểm. mỗi cá nhân, tổ chức làm việc trong một môi trường sạch sẽ, lành mạnh , thoáng mát, làm cho tinh thần thoải mãi thì hiệu quả lao động sẽ tăng cao.
- Lợi ích từ thực hiện 5s :
Việc thực hiện 5 s trong cơ quan sẽ tạo môi trường sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, nâng cao sự gắn kết của mỗi thành viên mang lại hiệu quả cao, 5s gồm có 5 bước.
1. Sàng Lọc: sàng lọc những cái không cần thiết tại nơi làm việc hoặc loại bỏ chúng.Đây là bước đầu tiên và cũng là công việc đầu tiên nó là việc sàng lọc tất cả những gì không còn hữu dụng và loại bỏ chúng. Chỉ giữ lại những gì cần thiết trong khoa.
2. Sắp xếp: Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp và đúng chỗ của nó để tiện sử dụng khi cần.Sau khi sang lọc tất cả những thứ không còn đem lại giá trị sử dụng thì sắp xếp lại những đồ dùng, công cụ trong nơi làm việc, bàn làm việc gọn gàng, ngăn nắp, dễ nhìn ,dễ lấy, dễ lấy làm việc một cách khoa học.
3. Sạch sẽ : giữa gìn vệ sinh chung khu vực làm việc của bạn và phòng làm việc chung. Hàng ngày dọn dẹp nơi làm việc mỗi ngày sau khi hoàn thành công việc của mình, bao gồm cả việc làm sạch các trang thiết bị, máy móc. Để nơi làm việc của khoa phòng luôn được sạch sẽ, khi môi trường làm việc sạch sẽ, tinh thần con người sẽ thoải mãi do vậy năng suất thực hiện công việc luôn ở mức cao nhất và hiệu quả nhất.
4. Săn sóc: Duy trì thường xuyên những việc đã làm tốt và xây dựng thành những thói quen.Là việc thực hiện và duy trì một cách đều đặn hàng ngày
5.Sẵn Sàng: Luôn luôn sẵn sang thực hiện công việc với ý thức tự giác.
Mỗi cán bộ khoa khám bệnh luôn phải sẵn sàngcho mọi công việc, luôn có ý thức trong việc thực hiện công việc của bản thân mình, luôn luôn tuân thủ những quy tắc tại nơi làm việc. bản thân mỗi cá nhân trong khoa khám bệnh nói riêng và toàn thể các khoa phòng nói chung, phải luôn nhận thức rõ rang tầm quan trọng của 5s, phải kết hợp và thực hiện một cách chủ động, nhịp nhàng và chuẩn mực chung của 5 s để đem lại năng suất lao động và tinh thần làm việc .
Bài và ảnh: Phùng Thị Thiêm
(Khoa khám bệnh TTYT Ngân Sơn)
Bệnh tay chân miệng gây ra do các loại vi rút thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie,Echo và các vi rút đường ruột khác, trong đó hay gặp là vi rút đường ruột tuýp 71(EV71) và Coxsackie A16.Vi rút EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong.
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ với các dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay,lòng bàn chân,đầu gối,mông.
Hiện nay Tổ chức Y tế thế giới WHO đã thống kê được rằng bệnh tay chân miệng phổ biến tại rất nhiều quốc gia châu Á, cách vài năm lại xuất hiện đợt dịch ở nhiều khu vực khác nhau trên toàn cầu.
Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng lưu hành tại 63 tỉnh,thành phố xảy ra quanh năm và thường ghi nhận số mắc tăng cao vào các tháng 9,10,11.Tại Trung tâm y tế Ngân Sơn trong 2 tháng 9, 10 đã có 10 bệnh nhân đến khám, điều trị ngoại trú,và 5 bệnh nhân vào điều trị nội trú.Bệnh tay chân miệng thường tự khỏi và không đe dọa tới sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm
Một số dấu hiệu gợi ý nguy cơ biến chứng bệnh tay chân miệng gồm:
+ Người bệnh sốt cao khó hạ
+ Sốt cao liên tục nhiều ngày(trên 2 ngày) trên 39 độ C
+ Người bệnh nôn nhiều,nôn không kèm theo tình trạng tiêu chảy,nôn không sau ho
+ Trẻ em hay quấy khóc, thường dễ bị hoảng hốt
+ Bạch cầu máu của người bệnh tăng lên,trên 16000/mm3
+ Đường huyết của người bệnh tăng lên
+ Người bệnh khó thở, thở rít thanh quản
+ Các tổn thương da cơ bản của người bệnh tăng lên
+ Khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu trên,cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được xử trí kịp thời tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Để chủ động phòng chống Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp sau:
Bài và ảnh: Ngô Phượng
( Khoa GMHS-TTYT Ngân Sơn)
Trong niềm vui chào mừng kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10,Trung tâm Y tế Ngân Sơn, Ban Nữ công, đã có nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực và ý nghĩa.
Sáng 19/10/2019 Công đoàn Trung tâm Y tế huyện Ngân Sơn tổ chức Hội thi nấu ăn “Tài năng nội trợ” với sự tham gia của 08 đội thi đến từ các khoa, phòng, đội, Trạm Y tế; Các đội được yêu cầu nấu, chế biến 6 món chính để xem sản phẩm của đội nào ngon, đủ dinh dưỡng, thẩm mỹ cao, đảm bảo ATVSTP và đạt chất lượng hơn. Ngoài thời gian trổ tài chế biến, nấu nướng, các đội còn phải thuyết trình về các món ăn của đơn vị mình; trong đó nêu bật được ý nghĩa sâu sắc của bữa cơm gia đình.
Kết thúc hội thi, Ban Giám khảo đã trao giải nhất cho Tổ Công đoàn Khoa Ngoại tổng hợp - CSSKSS; giải nhì cho Tổ Công đoàn Phòng hành Chính tổng hợp; 02 giải ba cho Tổ Công đoàn Khoa Nội tổng hợp, cho Tổ Công đoàn, Khoa khám bệnh. Hội thi là dịp để đoàn viên thể hiện tài nấu nướng, tạo sự gắn kết, giao lưu thắt chặt tình đoàn kết gắn bó giữa các đoàn viên.
Các hoạt động kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 của Trung tâm Y tế huyện Ngân Sơn thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, tạo sân chơi tinh thần giúp chị em luôn vui, khoẻ, ngày càng phát huy tối đa vai trò của phụ nữ trong công tác cũng như trong hoạt động xã hội. Qua đó, phấn đấu thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, xây dựng gia đình, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội phụ nữ và Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp đã đề ra./.
Bài và ảnh: Trần Lan
( TTYT Ngân Sơn)
Để nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, thời gian qua, toàn thể cán bộ khoa Ngoại TH – CSSKSS, Trung tâm y tế Ngân Sơn luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, sức mạnh tập thể, chú trọng phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, tiếp tục ứng dụng các kỹ thuật mới, đẩy mạnh triển khai các kỹ thuật theo phân tuyến trong chẩn đoán và điều trị, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng được sự hài lòng của người bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Ảnh 1: Phẫu thuật cắt viêm ruột thừa quặt ngược sau manh tràng thành công
Mặc dù tập thể cán bộ khoa phải kiêm nhiệm nhiều công việc nhưng đã có nhiều cố gắng trong thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, luôn có mặt đầy đủ, kịp thời trong công tác phẫu thuật.
Một số kỹ thuật mới đã được triển khai thực hiện để áp dụng điều trị, trong đó có các ca phẫu thuật khó, tuy nhiên nhờ sự chẩn đoán kịp thời và bằng trình độ chuyên môn cao, kíp phẫu thuật đã thực hiện phẫu thuật thành công, an toàn không để xảy ra sai sót chuyên môn như: phẫu thuật cắt ruột thừa viêm,( viêm ruột thừa quặt ngược sau manh tràng), phẫu thuật lấy thai lần 2 (phẫu thuật lấy thai trên sản phụ có sẹo mổ cũ), phẫu thuật tháo nẹp vis xương đòn,phẫu thuật nối gân gấp, gân duỗi….
Ảnh 2: Ê kíp phẫu thuật lấy thai lần 2 thành công
Trong năm 2019 Khoa Ngoại TH- CSSKSS đã phẫu thuật thành công các ca phẫu thuật khó trong đó có 12 ca phẫu thuật cắt ruột thừa viêm, 27 ca phẫu thuật sản khoa và nhiều các phẫu thuật ngoại khoa khác.
Việc triển khai thành công các kỹ thuật mới đã giúp cho người bệnh thuận lợi không phải chuyển tuyến trên, góp phần giảm chi phí cho các gia đình người bệnh và khẳng định được niềm tin của nhân dân trên địa bàn huyện cũng như ở các địa bàn lân cận.
Tin bài và ảnh: Hà Bông
(Khoa Ngoại TH- CSSKSS -TTYT Ngân Sơn)