Leo Magazine - шаблон joomla Окна

Trung tâm Y tế Ngân Sơn chủ động phòng bệnh tay chân miệng

 

Bệnh tay chân miệng gây ra do các loại vi rút thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie,Echo và các vi rút đường ruột khác, trong đó hay gặp là vi rút đường ruột tuýp 71(EV71) và Coxsackie A16.Vi rút EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong.

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ với các dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay,lòng bàn chân,đầu gối,mông.

Hiện nay Tổ chức Y tế thế giới WHO đã thống kê được rằng bệnh tay chân miệng phổ biến tại rất nhiều quốc gia châu Á, cách vài năm lại xuất hiện đợt dịch ở nhiều khu vực khác nhau trên toàn cầu.

rua tay tquan

 Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng lưu hành tại 63 tỉnh,thành phố xảy ra quanh năm và thường ghi nhận số mắc tăng cao vào các tháng 9,10,11.Tại Trung tâm y tế Ngân Sơn trong 2 tháng 9, 10 đã có 10 bệnh nhân đến khám, điều trị ngoại trú,và 5 bệnh nhân vào điều trị nội trú.Bệnh tay chân miệng thường tự khỏi và không đe dọa tới sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm

Một số dấu hiệu gợi ý nguy cơ biến chứng bệnh tay chân miệng gồm:

+ Người bệnh sốt cao khó hạ

+ Sốt cao liên tục nhiều ngày(trên 2 ngày) trên 39 độ C

+ Người bệnh nôn nhiều,nôn không kèm theo tình trạng tiêu chảy,nôn không sau ho

+ Trẻ em hay quấy khóc, thường dễ bị hoảng hốt

+ Bạch cầu máu của người bệnh tăng lên,trên 16000/mm3

+ Đường huyết của người bệnh tăng lên

+ Người bệnh khó thở, thở rít thanh quản

+ Các tổn thương da cơ bản của người bệnh tăng lên

+ Khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu trên,cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được xử trí kịp thời tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Để chủ động phòng chống Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp sau:

  1.  1.Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày(cả người lớn và trẻ em),đặc biệt trước khi chế biến thức ăn,trước khi ăn/cho trẻ ăn,trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh,sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
  2.  2.Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chin,uống chín,vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng ( tốt nhất là ngâm tráng nước sôi);đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hang ngày, không mớm thức ăn cho trẻ,không cho trẻ ăn bốc,mút tay, ngậm mút đồ chơi,không cho trẻ dung chung khăn ăn,khăn tay,vật dụng ăn uống như cốc,bát,đĩa,thìa,đồ chơi chưa được khử trùng.
  3.  3.Thường xuyên lau sạch các bề mặt,dụng cụ tiếp xúc hang ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
  4.  4.Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  5.  
  6.  5.Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
  7.  6.Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Bài và ảnh: Ngô Phượng

( Khoa GMHS-TTYT Ngân Sơn)

 

 

Sửa đổi lần cuối Thứ tư, 30 Tháng 10 2019 01:23
Đánh giá bài viết
(0 Đánh giá)
Đọc 232 lần
Đăng nhập để đăng nhận xét

 

Lịch

« Tháng Mười Một 2024 »
TH2 TH3 TH4 Th5 TH6 TH7 CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30  

Trang thông tin điện tử

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN NGÂN SƠN

Địa chỉ: Xã Vân Tùng - huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn

Điện thoại: 0281.3.874.102

Bản quyền thuộc về Trung tâm y tế huyện Ngân Sơn

Xây dựng và phát triển bởi Sỏ Y tế tỉnh Bắc Kạn

Hình ảnh đơn vị

showshowshowshow
Default Theme
Layout Direction
Body
Background Color [r]
Text color [r]
Top
Top Background Image
Background Color [r]
Text color [r]
Bottom
Bottom Background Image
Background Color [r]
Text color [r]