Leo Magazine - шаблон joomla Окна

Tiêm Vắc xin phòng viêm gan B - tránh ung thư gan do virus viêm gan B

Thứ sáu, 09 Tháng 8 2019 04:02

 

Hằng năm trên thế giới có hơn 1 triệu người tử vong do biến chứng của virus viêm gan B như viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.

Được ví như sát thủ thầm lặng, virus viêm gan B cực kỳ nguy hiểm khi có thể sống hơn 1 tuần ở ngoài cơ thể và có tốc độ lây nhiễm cực nhanh, gấp 100 lần so với HIV và gấp 10 lần so với viêm gan C.

Báo động ở Việt Nam có khoảng 20% dân số bị nhiễm virus viêm gan B, nguy hiểm hơn phần lớn không biết mình đang mang virus nên có thể là nguồn lây lan bệnh rất lớn trong cộng đồng.

Tại huyện Ngân Sơn theo báo cáo Trường hợp bệnh được nhập trên phần mềm báo cáo Bệnh truyền nhiễm, 6 tháng đầu năm phát hiện 06 người mắc viêm gan B và 02 người mắc viêm gan C.

9-8-19

Cách dự phòng tốt nhất và hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh. Ở từng đối tượng, vắc xin viêm gan B có phác đồ khác nhau. Tiêm đúng phác đồ, đủ mũi sẽ giúp bạn và gia đình thoát khỏi “án tử” của loại virus nguy hiểm này.

1. Lịch tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho từng đối tượng:

-Trẻ có mẹ không bị nhiễm viêm gan B: 4 mũi + 1mũi nhắc lại ( Tiêm vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng)
+ Mũi sơ sinh (mũi 0): tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh

+ Mũi 1: Tiêm khi trẻ 02 tháng tuổi

+ Mũi 2: Tiêm khi trẻ 03 tháng tuổi

+ Mũi 3: Tiêm khi trẻ 04 tháng tuổi

+ Mũi nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi với vắc xin 6 trong 1 (khuyến cáo nên hoàn thành trước 24 tháng tuổi).

- Mũi 1, 2, 3 có thể tiêm với vắc xin phối hợp chứa thành phần viêm gan B (vắc xin 6 trong 1 hoặc vắc xin 5 trong 1).

- Trẻ có mẹ bị nhiễm viêm gan B: Huyết thanh + 4 mũi vắc xin( Tiêm vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng)
Trong giai đoạn mang thai, viêm gan B lây từ mẹ sang con với tỉ lệ thường không quá 2%. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dạ, khả năng lây nhiễm rất cao. Do đó, nếu người mẹ bị viêm gan B, cần tiêm vắc xin và huyết thanh kháng viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh, tốt nhất là 12 giờ để đảm bảo trẻ không bị lây bệnh.

* Trình tự tiêm phòng viêm gan B cho trẻ khi người mẹ mang virus viêm gan B như sau:
         + Mũi sơ sinh tiêm trong vòng 24 giờ, tốt nhất là 12 giờ sau sinh. Cần tiêm phối

hợp cùng huyết thanh kháng viêm gan B

      + Mũi 1: Tiêm khi trẻ 02 tháng tuổi

       + Mũi 2: Tiêm khi trẻ 03 tháng tuổi

       + Mũi 3: Tiêm khi trẻ 04 tháng tuổi

        + Mũi nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi với vắc xin 6 trong 1 (khuyến cáo nên hoàn thành trước 24 tháng tuổi).

        + Mũi nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi với vắc xin 6 trong 1 ( khuyến cáo nên hoàn thành trước 24 tháng tuổi).

       - Mũi 1, 2, 3 có thể tiêm với vắc xin phối hợp chứa thành phần viêm gan B (vắc xin 6 trong 1 hoặc vắc xin 5 trong 1)
     - Sau 5 năm cần cho trẻ xét nghiệm kháng thể chống virus viêm gan B (HBsAb). Nếu kháng thể HBsAb < 10mUI/ml cần tiêm nhắc lại 1 liều vắc xin để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.

       - Người lớn, phụ nữ trước mang thai: 3 mũi vắc xin ( Tiêm dịch vụ)

     Với người lớn khi xét nghiệm máu chưa nhiễm virus (HBsAg âm tính) và chưa có kháng thể viêm gan B (AntiHBs âm tính) sẽ được khuyến cáo tiêm phòng 3 mũi:
       + Mũi 1: Lần đầu đến tiêm

       + Mũi 2: Cách 1tháng sau mũi 1

      + Mũi 3: Cách 6 tháng sau mũi 2

       -Vắc xin viêm gan B có khả năng duy trì miễn dịch từ 10-20 năm nếu tiêm đúng lịch và đủ liều. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế vẫn khuyến khích nên tiêm một liều vắc xin nhắc lại sau mỗi 5 – 10 năm đợt tiêm trước đó, nhằm đảm bảo lượng kháng thể trong cơ thể luôn đủ cao để chống lại virus nếu bị xâm nhập.

     - Phụ nữ nên chủ động tiêm vắc xin viêm gan B trước khi mang thai 3 tháng để vắc xin có đủ thời gian tạo kháng thể phòng bệnh, bảo vệ cho cả mẹ và con.

     2.Thông tin về bệnh viêm gan B bạn cần biết:

       - Bệnh viêm gan B có 2 quá trình diễn biến là cấp tính và mạn tính, trong đó viêm gan mạn tính có thể tiến triển thành những bệnh nguy hiểm cho sức khỏe như xơ gan, ung thư gan, có thể gây tử vong.

       -Triệu chứng: Khi virus xâm nhập, gan sẽ bị tổn thương, các biểu hiện thường gặp là sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau dạ dày, buồn nôn, nôn, nước tiểu sẫm màu, đau khớp và vàng da, vàng mắt

       - Nhận biết bệnh: Xét nghiệm máu là phương pháp được đánh giá hiệu quả nhất hiện nay. 
       * Đối tượng có yếu tố nguy cơ mắc bệnh cần xét và dự phòng sớm:

       - Nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân viêm gan B,

       - Người sống trong vùng có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B cao.

       - Người nhiễm HIV, người đang điều trị hóa học hoặc lọc máu.

       - Người đã có quan hệ tình dục với người bị viêm gan B

-  Người nhà của những người bị viêm gan B.
       - Phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai.

     * Trung tâm Y tế Ngân Sơn hiện đang có sẵn vắc xin dịch vụ tiêm phòng viêm gan B cho trẻ em và người lớn.

Mọi thông tin xin liên hệ số điện thoại 02093874043 để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin tại Khoa Truyền Nhiễm Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS- Trung tâm Y tế huyện Ngân Sơn.

                                    

                                             Bài và ảnh: Hoàng Huệ

                                                                                          Khoa TN-KSBT

Đánh giá bài viết
(0 Đánh giá)
Đọc 271 lần
Đăng nhập để đăng nhận xét

 

Trang thông tin điện tử

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN NGÂN SƠN

Địa chỉ: Xã Vân Tùng - huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn

Điện thoại: 0281.3.874.102

Bản quyền thuộc về Trung tâm y tế huyện Ngân Sơn

Xây dựng và phát triển bởi Sỏ Y tế tỉnh Bắc Kạn

Hình ảnh đơn vị

showshowshowshow
Default Theme
Layout Direction
Body
Background Color [r]
Text color [r]
Top
Top Background Image
Background Color [r]
Text color [r]
Bottom
Bottom Background Image
Background Color [r]
Text color [r]