Vừa qua, trên địa bàn Thị trấn Vân Tùng, tại tiểu khu Phố, thị trấn Vân Tùng có con chó của gia đình ông Chu Phúc Hân cắn cháu Hoàng Tuấn Kiệt (Sau khi bị cắn cháu bé đã trên đã đi tiêm huyết thanh và vắc xin phòng bệnh Dại). Trước khi cắn người con chó không có biểu hiện bất thường, sau khi cắn người chủ đã nhốt chó vào lồng và theo dõi vật nuôi trong vòng 10 ngày theo quy định.Nhưng thấy chó có các biểu hiện: Bỏ ăn, cào cấu, cắn xé lồng… đến sáng hôm sau con chó bị chết. Gia đình báo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ngân Sơn đã tiến hành kiểm tra, xác minh, tiêu hủy chó và lấy mẫu xét nghiệm . Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Kạn trả lời kết quả mẫu chó trên có dương tính với vi rút Dại.
Trước nguy cơ xảy ra dịch Dại trên địa bàn Tiểu Khu Phố, Thị trấn Vân tùng là rất cao, để chủ động trong công tác phòng chống bệnh Dại trên người nhằm hạn chế ca mắc và tử vong. Trạm Y tế thị trấn Vân Tùng đã triển khai một số nội dung cụ thể như :
- Tham mưu cho ủy Ban nhân dân thị trấn ban hành văn bản về tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân chủ động phòng chống bệnh Dại.
- Phối hợp với cơ quan Thú y, chính quyền địa phương giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch Dại hoặc nghi dại trên động vật để có biện pháp xử lý kịp thời, triệt để hạn chế lây nhiễm bệnh Dại sang người;
- Phối hợp điều tra dịch tễ về tình hình bệnh Dại trên địa bàn tiểu Khu Phố, giám sát và đôn đốc y tế thôn cùng truyên truyền cho tất cả các trường hợp phơi nhiễm để tư vấn tiêm phòng vắc xin, huyết thanh phòng bệnh dại cho những người bị phơi nhiễm tại khu vực ổ dịch.
- Phối hợp với ngành thú y triển khai các biện pháp xử lý bệnh Dại tại tiểu Khu Phố, thị trấn Vân Tùng theo quy định.
- Thông báo rộng rãi đến người dân trên địa bàn nơi có con chó bị Dại đã bị tiêu hủy nếu có người bị phơi nhiễm cần chủ động đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn phòng bệnh và để thực hiện ngay các biện pháp phòng chống bệnh Dại theo quy định.
- Tuyên truyền lồng ghép vào các buổi họp thôn, và trên nhóm zalo của Tiểu khu, tuyên truyền trực tiếp cho các hộ trong thôn, về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các biện pháp phòng, chống bệnh dại trước và sau phơi nhiễm cho người và động vật để người dân chủ động phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng. Đặc biệt cần tăng cường tư vấn người dân có nuôi chó, mèo chưa tiêm phòng bệnh Dại hoặc tiêm vắc xin đã hết thời gian miễn dịch cần chủ động để tiêm phòng bệnh Dại cho vật nuôi.
- Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân nuôi, buôn bán, giết mổ, vận chuyển kinh doanh chó, mèo trong từng thôn, xóm, xã, phường thực hiện các biện pháp quản lý và phòng bệnh trên đàn chó nuôi theo hướng dẫn của cán bộ thú y, ký cam kết thực hiện 5 không: “Không nuôi chó mèo không tiêm phòng Dại”, “Không nuôi chó, mèo chưa khai báo với chính quyền địa phương”, “Không nuôi chó thả rông”, “Không để chó cắn người”, “Không nuôi chó, mèo gây ô nhiễm môi trường”.
- Tuyên truyền cho những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với vi rút Dại thực hiện tiêm phòng trước phơi nhiễm và những người bị phơi nhiễm với động vật bị bệnh Dại hoặc nghi mắc bệnh Dại thực hiện điều trị dự phòng bằng tiêm vắc xin, huyết thanh kháng Dại theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
- Phối hợp với cơ quan thú y xác định xem có còn bệnh Dại trên chó và các động vật khác hay không, nếu có thì phối hợp xử lý ngay ổ dịch Dại.
- Thường xuyên báo cáo cập nhật về tình hình bệnh Dại trên địa bàn lên tuyến trên để nắm bắt và chỉ đạo kịp thời.
Người viết tin bài
Trần Thị Lan
Trạm Y tế thị trấn Vân Tùng